Definition and classification of the cardiomyopathies
Nguồn: Uptodate 22.1
https://www.mediafire.com/?b1bgzbe6z4wp10c
GIỚI
THIỆU – Bệnh cơ tim là những bệnh của cơ tim, bao gồm rất nhiều dạng thể hiện bất
thường cấu trúc và chức năng cơ tim khác nhau và thường đều có liên quan đến di
truyền. Mặc dù có vài định nghĩa bệnh cơ tim bao gồm cả các bệnh lý cơ tim gây
ra bởi các nguyên nhân tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, van
tim…nhưng định nghĩa hiện nay được chấp nhận rộng rãi đã loại trừ trường hợp bệnh
cơ tim thứ phát do những bệnh lý tim mạch.
CÁC
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CHÍNH – Năm 1980, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đã định
nghĩa Bệnh cơ tim là “Bệnh lý ở cơ tim không rõ nguyên nhân”, để phân biệt với
các bệnh cơ tim gây ra bởi các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tim bởi các
nguyên nhân tim mạch đã biết như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ hay bệnh
van tim. Tuy nhiên trên lâm sàng khái niệm “bệnh cơ tim” còn được áp dụng cho
những bệnh đã biết rõ nguyên nhân gây ra. Ví dụ như chúng ta có bệnh cơ tim thiếu
máu cục bộ, bệnh cơ tim tăng huyết áp.
Do
đó, Hội nghị 1995 WHO/International Society and Federation of Cardiology
(ISFC) Task Force on the Definition and Classification of the Cardiomyopathies đã
mở rộng hệ thống phân loại bệnh cơ tim bao gồm luôn cả các bệnh gây ảnh hưởng đến
cơ tim. Trong hệ thống phân loại 1995 này bệnh cơ tim được định nghĩa là “những
bệnh lý của cơ tim, liên quan đến rối loạn chức năng tim”. Các bệnh này được
phân loại dựa vào đặc điểm giải phẫu và sinh lý thành các nhóm dưới đây, mỗi
nhóm có những nguyên nhân khác nhau:
·
Bệnh
cơ tim giãn.
·
Bệnh
cơ tim phì đại.
·
Bệnh
cơ tim hạn chế.
·
Bệnh
cơ tim/loạn sản thất phải do rối loạn gen (ARVC/D).
·
Bệnh
cơ tim không phân loại.
Bệnh
cơ tim mà liên quan với những bệnh tim mạch hay những rối loạn hệ thống thường
rơi vào 1 hoặc nhiều các loại trên. Những loại này bao gồm trong cả những hệ thống
phân loại sau này của AHA, ESC. Bệnh nguyên bao gồm di truyền, nhiễm trùng,
chuyển hóa, nhiễm độc và các bệnh lý khác. Hệ thống phân loại WHO/ISFC 1995 bao
gồm cả thiếu máu cục bộ, bệnh van tim và tăng huyết áp trong những nguyên nhân
gây bệnh cơ tim.
Bản
công bố khoa học của AHA 2006 đã đề xuất 1 định nghĩa và bảng phân loại mới về
bệnh cơ tim. Các chuyên gia đã đồng thuận đề xuất khái niệm sau: “Bệnh cơ tim
là một nhóm các bệnh liên quan đến rối loạn chức năng cơ học và/hoặc điện học
mà thường biểu hiện tình trạng phì đại hay giãn thất không thích hợp và được
gây ra bởi nhiều nguyên nhân mà thường là do di truyền.” Bệnh cơ tim được chia
làm 2 nhóm: Bệnh cơ tim nguyên phát (chủ yếu liên quán đến tim) và bệnh cơ tim
thứ phát (liên quan với các cơ quan khác). Bệnh cơ tim nguyên phát lại được
chia làm những loại như bệnh cơ tim di truyền bao gồm bệnh do di truyền, bệnh hỗn
hợp, hay mắc phải. Bệnh cơ tim di truyền bao gồm bệnh cơ tim phì đại (HCM),
ARVC/D, thất trái không bóp (left ventricular noncompaction), PRKAG2…và các bệnh
lý kênh ion. Bệnh cơ tim hỗn hợp bao gồm bệnh cơ tim dãn và bệnh cơ tim hạn chế.
Bệnh cơ tim mắc phải bao gồm viêm cơ tim, bệnh cơ tim do stress (takotsubo), bệnh
cơ tim do nhịp nhanh và bệnh ở trẻ sơ sinh của những người mẹ lệ đái đường lệ
thuộc insulin.
Định
nghĩa và phân loại AHA không định hướng phương pháp luận để chẩn đoán trên lâm
sàng nhưng hơn thế nữa là một ý đồ khoa học nhằm để thêm vào hiểu biết của nhóm
các bệnh lý này. Khởi nguồn của đề xuất của AHA là từ những phân loại trước đó,
các bệnh kênh ion được coi như là bệnh cơ tim nguyên phát, mặc dù thiếu đi bất
thường cấu trúc tim.
Năm
2008, nhóm nghiên cứu của ESC nghiên cứu bệnh cơ tim và màng ngoài tim đã đưa
ra bản update cho hệ thống phân loại của WHO/ISFC, trong đó bệnh cơ tim được định
nghĩa như sau: “Là những bệnh mà cơ tim bị rối loạn về cấu trúc và chức năng trong khi
không có các bệnh như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim hay bệnh tim
bẩm sinh.” Phân loại của ESC có ý nghĩa đặc biệt hữu dụng trong thực
hành lâm sàng hằng ngày.
AHA
và ESC khác với WHO/ISFC ở việc nhấn mạnh sự khác biệt giữa những nguyên nhân
di truyền và không di truyền và loại trừ bệnh
tim thứ phát như bệnh mạch vành, van tim, tim bẩm sinh. ESC lại khác với AHA ở
việc loại luôn cả các bệnh kênh ion.
Về
phương diện lâm sàng, khái niệm “bệnh cơ tim thiếu máu” vẫn được sử dụng trong Khuyến
cáo về suy tim vào năm 2009 của AHA/ACC và các Khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch
Canada (CCS: Canadian Cardiovascular Society)
Tóm
tắt lại, bênh cơ tim ban đầu được định nghĩa như là bệnh lý nguyên phát. Tuy
nhiên trên thực tế lâm sàng khái niệm bệnh cơ tim tăng huyết áp, bệnh cơ tim do
van tim…vẫn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở vùng Bắc Mỹ. WHO/ISFC sử dụng
khái niệm “bệnh cơ tim đặc hiệu” để phản ánh thực tế này và đã làm sáng tỏ nền tảng di truyền
của bệnh lý cơ tim. Đề xuất về bệnh cơ tim của ESC 2008 bắt đầu với bệnh
nhân có triệu chứng, tiền sử gia đình bệnh cơ tim hay ECG và siêu âm bất thường
mà những bệnh lý khác không thể giải thích. Đề xuất của AHA 2006 tập trung vào những
loại chia theo hình thái học mà đã được mô tả bởi ESC/ISFC 1995 (bệnh cơ tim
phì đại, dãn, hạn chế, bệnh loạn sản thất phải). Cả 2 hệ thống
phân loại của AHA và ESC đều tiếp tục xác định rõ tính chất gia đình và nếu có
thể là nền tảng di truyền của bệnh. Việc sử dụng bệnh cơ tim để mô tả bệnh lý van tim, tăng huyết áp, thiếu
máu cục bộ…mở rộng một cách không cần thiết khái niệm “bệnh cơ tim” vốn chủ yếu thích hợp để phản ánh một bệnh lý di truyền.
Lê Văn Tuyến dịch
Bài viết của bạn rất hữu ích. Bệnh huyết áp cao là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm không chỉ với người có tuổi mà cả với những người ít tuổi. Do vậy mà cao huyết áp làm cho nhiều người lo âu. Những triệu chứng của bệnh rất dễ gặp mỗi ngày mà chúng ta thường hay bỏ qua. Đặc biệt, bệnh huyết áp cao còn gây ra rất nhiều biến chứng liên quan đến các bệnh về tim mạch vô cùng nguy hiểm. Đừng thờ ơ với căn bệnh này nhé.
ReplyDeleteáp huyết cao tới bây giờ không những là căn bệnh của người già mà còn là căn bệnh của toàn xã hội. Với những tai biến thiếu an toàn liên quan đến những bệnh tim mạch, tăng huyết áp ngày càng cần được lưu ý để tìm ra và điều trị kịp thời. Việc chữa bệnh huyết áp cao càng sớm thì nguy cơ chữa khỏi bệnh càng lớn. Xem thêm: https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/12/cau-chuyen-dinh-duong-cho-benh-ap-huyet-cao.html
ReplyDeleteCó thể dễ dàng nhận thấy rằng bệnh rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng mà nếu không chữa trị kịp thời, rối loạn tiền đình có thể để lại những biến đổi khó lường. Từ ấy chữa trị bệnh rối loạn tiền đình càng sớm càng tốt cho sức khỏe bệnh nhân. Xem thêm: Nguyên nhân rối loạn tiền đình
ReplyDelete