Friday, 5 May 2017

Chiến lược nào để "thoát dốt"??

Một bài viết rất hay về “Năm mức độ dốt” (“Five orders of ignorance”) của Phillip G Armour.
https://dinhlinh.wordpress.com/2012/07/01/nam-muc-do-dot/
Kết quả hình ảnh cho chiến lược học tập đúng đắn cho sinh viên y
Đọc xong chúng ta hầu như thấy mình đều đang nằm ở Level Dốt mức độ 3: Tức thiếu quá trình, thiếu 1 chiến lược, con đường đúng đắn để thu được nhiều thông tin chính xác, am hiểu về 1 vấn đề nào đó (như kiểm soát đường máu, kiểm soát huyết áp hay là bệnh nhân hen phế quản...v..v).
Đây là vấn đề phức tạp, khó giải quyết mà bất kì ai đang theo đuổi con đường học tập cũng thường xuyên trăn trở, tức mục tiêu ban đầu chúng ta cần đạt được là
  1. Tránh tình trạng bị cô lập thông tin, càng tiếp xúc nhiều thông tin tốt càng nắm bắt được nhiều cơ hội.
  2. Biết cách chọn lọc thông tin, hạn chế tiếp xúc những thông tin không cần thiết, thừa thải. Vừa tiết kiệm thời gian vừa đỡ loạn não.
Các vấn đề trên sẽ được tháo gỡ dần dần từng tí một thông qua quá trình chúng ta tìm tòi, học tập. Càng ngày ta sẽ càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực "săn thông tin". Và thời buổi hiện nay ai năm bắt được nhiều thông tin nhất đó sẽ là người dẫn đầu.
Đầu tiên làm sao để tránh tình trạng bị cô lập thông tin?
Xác đinh được những nguồn thông tin giá trị:
  • Từ các anh chị, thầy cô và bạn bè xung quanh: Những người đi trước chúng ta họ đã trải qua quá trình học tập trước ta, họ đã từng tìm tòi và họ đã từng được chỉ dạy nhiều điều do đó kinh nghiệm và sự chỉ dẫn của họ hết sức cần thiết để hướng ta đến những nguồn thông tin cần thiết. Thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và đặt câu hỏi trong đó câu hỏi giá trị nhất đó là: "làm cách nào để em học được/hiểu được/làm được vấn đề xyz đó?" Tức chúng ta cần tìm cách có được 1 cái cần câu tốt chứ không nên xin thật nhiều cá. Thường xuyên giữ liên lạc và tiếp xúc với các tiền bối giúp ta biết đến, tiếp cận những nguồn thông tin mới (những nguồn thông tin mà họ đã tự mình trải nghiệm, kiểm chứng do đó họ nhận thức được giá trị và họ biết cách khai thác hiệu quả nguồn thông tin đó)
- Ví dụ như Facebook của Ziead Abed là 1 nguồn sách khổng lồ...
- Hay 1 trong những cách để học ECG hiệu quả là Blog của các Guru như Dr. Smith's ECG Blog chẳng hạn...
- Hay https://www.coursera.org/ là 1 nơi để bạn vừa có thể học tiếng anh chuyên ngành (cả skill nghe và đọc, viết) vừa cải thiện kiến thức chuyên môn, được cấp cả chứng chỉ (1 số Free)
- Muốn tìm các slide để có nhiều hình ảnh minh họa cho dễ hiểu thì khi search thêm side:slideshare ở trước để hiện thị các slide trong https://www.slideshare.net
- Biết được trên Facebook đâu là những Group học tập chất lượng.
  • Bên cạnh đó cần xác định đâu là nguồn tin đáng tin cậy cho vấn đề chúng ta muốn tìm hiểu: Sách nào nên đọc, hiệp hội, khuyến cáo nào đáng tin tưởng và thịnh hành. Lại 1 lần nữa cần tham khảo ý kiến các tiền bối hoặc tham khảo thông tin trên mạng.
- Như học về Giải phẫu cần biết cuốn Gray's Anatomy và học ngoại chấn thương chẳng hạn cần biết Hiệp hội Phẫu thuật Chấn thương Mỹ (AAST)
- Học về tăng huyết áp cần biết ESH/ESC 2016, AHA/ACC 2014, JNC 8 (2014) hay ISH nhưng thực tế dễ đọc có thể xài khuyến cáo của nước ta tổng hợp lại của các hiệp hội lớn VSH/VNHA 2016.
- Và 1 nguồn thông tin tin cậy (tổng hợp từ nhiều hiệp hội) giúp chúng ta dễ dàng áp dụng trên lâm sàng là Uptodate (bản 21.6)
Sau khi đã xác định được những nguồn thông tin nào là cần thiết thì thường xuyên vào trang đó để cập nhật kiến thức hoặc đăng ký nhận thông báo bài viết mới qua email, từ đó check mail chọn lọc thông tin để đọc.
  • Và vấn đề nền tảng đó là trau dồi kỹ năng tiếng anh và tin học: Hai kỹ năng này là điều kiện tiên quyết để học tập 1 cách hiệu quả. Ví dụ như kỹ năng tìm kiếm trên Google.
http://www.quangvanhai.net/2014/07/huong-dan-tim-kiem-tai-lieu-hoc-tap.html

Sốt dengue, giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sau can thiệp mạch vành

Trích dẫn từ tạp chí Asia Intervention Ở tất cả bệnh nhân sốt dengue, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu nên tránh dùng vì nguy cơ khởi...