Thursday, 22 January 2015

ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI TOAN KIỀM TRÊN THỰC TẾ LÂM SÀNG

1. Giảm Na+ máu:
Dùng NaCl 0.9% hoặc NaCl 3% (thường không có, phải pha NaCl 10% với NaCl 0.9% tỉ lệ 1:4)
Na+ thiếu = 0.6 x P x ( Na mong muốn (130) - Na hiện có ) ( mmol)
1L NaCl 0.9% chứa 154mmol Na ( 1000 ml NaCl 0.9% chứa 9g Nacl)
=> số L NaCl 0.9% cần = Na thiếu / 154
Còn NaCl 3% thì tính tương tự
2. Tăng Na+ máu: cần bù dịch
V cần bù = 0,6 x P x (Na hiện tại - 140)/ 140
bù bằng dung dịch Destrose 5% trong 48h hoặc tốc độ 95 ml/h ( 32 giọt/ phút)
3. Giảm K+ máu:
Vấn đề này nhạy cảm nhất, không có 1 công thức tính nào cả, tùy thuộc vào nồng độ K, vào lâm sàng
Nhìn chung cần nắm 3 điểm:
- Lượng thuốc KCl cần uống để đạt mục tiêu: 1 gói KCl 1g có 13 mmol K+, 1 viên 0.6g thì có 8 mmol
giảm 0,3mEq/l trong máu thì cơ thể thiếu khoảng 100 mEq Ki
- Nồng độ pha loãng KCl tối đa (40mmol/l với TM ngoại biên và 60 với TM đùi, không được dùng TM dưới đòn) nhưng chúng ta lại thường pha nồng độ trung bình là 52mmol/l (pha 2 ống KCl 10% vào 500ml NaCl 0.9%)
-Tốc độ truyền: chủ yếu dựa vào lâm sàng và mức độ hạ K máu
Nhóm bệnh nhân có kali máu > 2.5 mmol/l, không có rối loạn nhịp trên ECG, không có triệu chứng lâm sàng nguy hiểm, và uống được: sẽ được bù kali bằng đường uống. Bệnh nhân được cho uống KCl 1g/gói (1gói x 4 lần/ngày) hoặc KCl 0.6g/viên (2viên x 3 lần/ngày). Theo dõi kali máu mỗi ngày cho đến khi kali máu > 3.5 mmol/l.
Nhóm bệnh nhân có kali máu <= 2.5 mmol/l hoặc kali máu >2.5 mmol/l mà có triệu chứng lâm sàng nguy hiểm hay có rối loạn nhịp trên ECG hay bệnh nhân không thể uống được: sẽ được bù kali bằng đường truyền tĩnh mạch. Theo Medscape mình thường nhớ 2 con số:
Bệnh nhân cấp cứu truyền 20 mmol/hr
Bệnh nhân không cấp cứu: 10 mmol/hr
Nồng độ thông thường được pha như sau: 2 ống Potassium chloride 10% 10ml pha vào 500 ml Natrichlorua 0.9%.
Đường truyền tĩnh mạch: sử dụng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.
Tốc độ truyền chia theo 3 mức độ:
Nếu bệnh nhân có những biểu hiện của hạ kali máu đe dọa tính mạng, thì bù kali cấp cứu: truyền với tốc độ 120 giọt/phút. Theo dõi sát ECG qua monitor, triệu chứng lâm sàng nguy hiểm và làm lại ion đồ sau 3 giờ.
Tại HSCC có thể bơm điện 1-1.5g/hr
Khi đã hết các triệu chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng và kali máu còn <= 2.5 mmol/l, thì việc bù kali sẽ được trở lại với tốc độ trung bình 60 giọt/phút. Theo dõi sát ECG qua monitor và làm lại ion đồ sau 06 giờ.
Khi đã hết các triệu chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng và kali máu > 2.5 mmol/l, thì kali sẽ được bù với tốc độ chậm 20 giọt/phút. Theo dõi sát ECG qua monitor và làm lại ion đồ sau 24 giờ.
4. Tăng K+ máu:
Ca gluconate 10% 20ml , tiêm TM trong 20 phút ( t/d trong 30-60 phút) , ko dùng khi đang điều trị Digitalis
500ml Glucose 5% + 15 đơn vị Insulin truyền trong 30 phút
NaHCO3 5% 200 ml TTM 20 giọt/phút
Uống: Kayexalate 15-30 g + Sorbitol 10 g, lặp lại mỗi 3-4 giờ
Lợi tiểu quai Furosemide 40-80mg uống hoặc tiêm TM chậm
5. Toan chuyển hóa :
bù HCO3 khi pH < 7.2 ( bt 7.35 - 7.45)
và HCO3 < 8 mmol/l ( bt 22 - 26 )
hoặc k+ > 5.5 mmol/l ( bt 3.5 - 5 )
Mục tiêu :
pH 7.2 - 7.3
HCO3 15 - 20
HCO3 cần bù = ( 15 - HCO3 hiện tại ) × P × 0.5 ( mmol )
NaHCO3 8.4% , 50 ml. 1ml = 1mmol, tiêm TM chậm
NaHCO3 1.4% , 250 ml. 6ml = 1mmol, truyền tm 20 giot/ phút

Văn Tuyến

1 comment:

  1. Rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh nguy hại, tuy vậy nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh rối loạn tiền đình có thể để lại những biến thể khó lường. Vì thế, tìm hiểu và chữa trị rối loạn tiền đình kịp thời giúp người bệnh tránh xa được những lo lắng về sức khỏe cơ thể.

    ReplyDelete

Sốt dengue, giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sau can thiệp mạch vành

Trích dẫn từ tạp chí Asia Intervention Ở tất cả bệnh nhân sốt dengue, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu nên tránh dùng vì nguy cơ khởi...