Cảm giác đau tạo thành và lan theo các hướng như thế nào?
Đầu tiên nói về receptor đau thì phải nhớ là nó không có khả năng thích nghi, tức không loại bỏ tác nhân kích thích thì sẽ không thể dịu đau đi được, ngược lại nó còn tăng tính kích thích, càng ngày càng giảm ngưỡng kích thích đau, đau dữ dội hơn. Nên ta mới có hội chứng tăng đau ở BN bị bỏng nông, Bround Sequard...
Thứ 2: cảm giác đau đc dẫn truyền theo 2 đường, 1 sợi có myelin dẫn truyền tốc độ nhanh gấp nhiều lần sợi còn lại không có myelin, từ đó tạo ra cảm giác đau cấp và đau mạn. Đặc biệt sợi dẫn truyền cảm giác đau mạn (gọi là sợi C) còn tiết ra 1 peptid thần kinh có tính chất tác dụng chậm và bất hoạt cũng chậm nên cảm giác đau mạn thường xuất hiện sau mà lại đau tăng dần và thậm chí vẫn còn khi đã hết tác nhân kích thích đau.
Thứ 3: việc dẫn truyền lên não bộ phụ trách chủ đạo bởi bó gai-thị, mà bó này tận cùng chỉ ở thân não, nên BN mất vỏ não vẫn có cảm giác đau, và khi ta khám 1 BN mất ý thức (như bị TBMMN nặng chẳng hạn) mà mất luôn cảm giác đau thì chứng tỏ thân não BN đã bị ảnh hưởng, tiên lượng nặng!! Tuy ít ảnh hưởng bởi vỏ não nhưng thân não lại có tác dụng hoạt hóa, đánh thức vỏ não, nên khi đau ta không thể ngủ được.
Thứ 4: Ở các tạng, nếu tổn thương khu trú thì rất ít khi gây đau, nhưng ngược lại nếu tổn thương vùng rộng, kích thích nhiều receptor thì lại gây đau dữ dội! Đặc biệt là sợi dẫn truyền cảm giác đau của tạng ở bụng, lồng ngực thuộc loại sợi C, tức chủ dẫn truyền cảm giác đau mạn, nên BN đau ê ẩm, nhức nhối. Còn việc xác định vị trí đau rất khó, BN chỉ có thể xác định vùng nào đau, vì đường dẫn truyền phân tán rộng ở não nên rất khó xác định, chỉ khi kèm với kích thích các receptor xúc giác thì việc xác định mới rõ ràng. (như lúc tổn thương tới cả lá thành)
Cuối cùng: Hướng lan của các cơn đau?
cảm giác đau từ các tạng được dẫn về theo con đường từ tạng và từ lá thành! Mà cảm giác đau từ tạng được não đối chiếu với các vùng diện tích da mà được các đốt tủy tương ứng chi phối (các đốt tủy nơi hình thành của tạng lúc bào thai). ví dụ:
1. Nhồi máu cơ tim: tim được hình thành ở đoạn tương ứng C3-D5, mà vùng đó chi phối cảm giác ở vùng dưới ức, 2 cổ, 2 bên vai và dọc chi trên.
2. Viêm ruột thừa: ban đầu cảm giác từ tạng dẫn vào đoạn D10-D11 gây đau vùng tương ứng là quanh rốn, sau đó cảm giác từ lá thành gây đau chói ở vùng hố chậu phải.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Sốt dengue, giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sau can thiệp mạch vành
Trích dẫn từ tạp chí Asia Intervention Ở tất cả bệnh nhân sốt dengue, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu nên tránh dùng vì nguy cơ khởi...
-
1. Giảm Na+ máu: Dùng NaCl 0.9% hoặc NaCl 3% (thường không có, phải pha NaCl 10% với NaCl 0.9% tỉ lệ 1:4) Na+ thiếu = 0.6 x P x ( Na mo...
-
N hờ vào sự tiến bộ trong kĩ thuật, trang thiết bị, stent và các liệu pháp hỗ trợ mà PCI được xem là phương pháp điều trị thường quy và...
No comments:
Post a Comment