Nếu EF < 60% hoặc LVEDD > 40mm thì chỉ định mổ là bắt buộc. (Khuyến cao I)
Những tổn thương van tim gây hở như hở van 2 lá (MR) hay hở
van động mạch chủ (AR) thường khá phức tạp, nó có thể làm giảm sức căng thành thất
trái. Như hở van 2 lá nhẹ sẽ làm thất trái dễ giãn ra. Khi sức căng thành tim
giảm đi thì khả năng co bóp sẽ tăng lên do đó làm tăng nhẹ EF, do đó EF không
giúp ta đánh giá chính xác chức năng thất trái ở bệnh nhân MR.
Đường kính thất trái cuối tâm trương (LVEDD) là chỉ số phụ
thuộc vào tiền tải. Bệnh nhân mà LVEDD hơn 6.5cm có thể vẫn còn co bóp tốt và
đường kính thất trái cuối tâm thu (LVESD) có thể tới 40mm mà chức năng tim vẫn
bảo tồn.
Chức năng thất trái nên đánh giá trong kỳ tâm thu. Mặt khác,
nó nên được đánh giá khi thất trái không chịu ảnh hưởng bởi các tình trạng tải
khác của tim (Chú ý lúc bắt đầu kỳ tâm thu phụ thuộc vào hậu tải. Và càng về
sau trong kỳ tâm thu ảnh hưởng của hậu tải càng ít. Trong biểu đồ áp lực thể
tích thì thời điểm mà tim ít bị tác động bởi tiền tải hậu tải nhất là cuối kỳ
tâm thu)
Lưu ý rằng tim là tạng di động liên tục nên không có thời điểm
nào độc lập hoàn toàn tình trạng tải của tim trong 1 chu kỳ tim vì áp lực và thể
tích luôn đi kèm với nhau.
Chuyện gì xảy
ra trong hở van động mạch chủ (AR)
Nguyên tắc tương tự đối với AR, nhưng những chỉ số xấu đi muộn
hơn so với MR. Cùng với 1 phân suất hở thì MR thường đòi hỏi phải phẫu thuật sớm
hơn AR, lý do AR lại dung nạp tốt hơn là vì chức năng nhĩ trái đa phần được giữ
nguyên trong AR còn trong MR cả 2 buồng tim là thất trái và nhĩ trái đều bị ảnh
hưởng.
Tóm lại:
LVEDD không được dùng để đánh giá MR vì nó phụ thuộc nhiều
vào tiền tải nên không phản ánh đúng chức năng cơ tim. LVESD tương đối chính
xác hơn để đánh giá chức năng thất trái khi mà đã loại trừ được các tình trạng
tải của tim.