Thay
đổi lối sống (TĐLS) thích hợp chính là nền tảng của việc dự phòng tăng huyết
áp. Mặc dù chúng ta không nên trì hoãn việc bắt đầu sử dụng thuốc hạ huyết áp đối
với bệnh nhân có nguy cơ cao, nhưng TĐLS vẫn có vai trò hết sức quan trọng
trong việc điều trị. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng TĐLS với mục tiêu cụ
thể có tác dụng tương tự liệu pháp đơn trị liệu (dùng một loại thuốc), tuy
nhiên vấn đề lớn hiện nay là nó vẫn chưa nhận được nhiều sự ủng hộ. TĐLS thích
hợp an toàn và hiệu quả trong việc làm chậm và ngăn chặn THA ở những đối tượng
chưa bị THA, trì hoãn và tránh việc dùng thuốc ở bệnh nhân THA độ I và góp phần
giảm HA ở bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc, đồng thời cho phép giám số loại và
liều lượng thuốc hạ HA. Bên cạnh tác dụng, việc TĐLS còn góp phần kiểm soát nguy
cơ tim mạch và các tình trạng lâm sàng khác. Theo khuyến cáo các biện pháp sau
đây có hiệu quả trong việc giảm HA:
+ Hạn chế muối.
+ Điều chỉnh việc uống rượu bia.
+ Ăn nhiều rau và hoa quả, thức ăn
ít chất béo và các chế độ tiết thực khác.
+ Giảm cân và duy trì cân nặng.
+ Tập thể dục đều đặn.
I/
Hạn chế muối
Có nhiều bằng chứng cho mối liên hệ
giữa lượng muối ăn vào và THA, ngoài ra ăn quá nhiều muối cũng góp phần làm
tăng tỉ lệ THA kháng trị. Cơ chế gây THA của muối là tăng thể tích ngoại bào, ngoài
ra còn có tăng lực cản của mạch máu ngoại biên thông qua việc hoạt hóa hệ giao
cảm. Ở nhiều quốc gia lượng muối ăn vào thường từ 9 – 12 g/ngày và nếu giảm xuống
còn 5 g/ngày sẽ làm giảm HATT vừa phải ở người chưa THA (khoảng 1-2mmHg), còn đối
với người THA thì tác dụng sẽ nhiều hơn (giảm 4-5 mmHg). Khuyến cáo cho toàn bộ
dân số là ăn 5-6 g muối trong 1 ngày. Tác dụng của việc giảm Na sẽ rõ hơn ở người
da đen, người già, bệnh nhân ĐTĐ, người mắc bệnh chuyển hóa và người có bệnh thận
mãn tính, đồng thời việc giảm lượng muối cũng có thể làm giảm số lượng và liều
dùng của các thuốc hạ HA. Tác dụng của việc giảm muối với tai biến tim mạch vẫn
chưa rõ, tuy nhiên thử nghiệm trong thời gian dài của TOHP chỉ ra sự liên quan
giữa giảm muối với giảm nguy cơ tim mạch. Tóm lại chưa có bằng chứng của việc
giảm lượng Na đưa vào có thể gây hại.
Ở mức độ cá nhân, việc giảm lượng muối
ăn vào không dễ gì đạt được. Lời khuyên được đưa ra là giảm thêm muối vào thức
ăn và tránh dùng thức ăn nhiều muối. Việc giảm muối ở mức toàn dân để đảm bảo
cho một cộng đồng khỏe mạnh cần sự phối hợp giữa ngành công nghiệp thực phẩm,
chính phủ và cộng đồng, bởi vì 80% lượng muối ăn vào ở dạng “muối ẩn”. Đã có thống
kê rằng việc giảm muối trong quá trình sản xuất bánh mì, thịt, bơ, pho mát và
ngũ cốc sẽ giúp tăng tuổi thọ tương ứng.
Mối liên hệ giữa lượng rượu tiêu thụ,
mức độ HA và sự phổ biến của THA là tuyến tính với nhau. Sử dụng rượu thường
xuyên làm tăng HA ở bệnh nhân cao HA đã
điều trị. Trong khi việc uống rượu vừa phải không gây hại thì việc sử dụng quá
nhiều rượu có liên hệ với cả tăng HA và tăng nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu PATHS
đã tìm ra được tác dụng của việc giảm rượu tới HA. Nhóm được can thiệp giảm nhiều
hơn nhóm đối chứng 1,2/0,7 mmHg sau 6 tháng thử nghiệm. Bệnh nhân THA được
khuyên là giới hạn lượng rượu họ uống: không quá 20-30 g/ngày đối với nam,
không quá 10-20 g/ngày đối với nữ. Tổng lượng rượu uống vào không được quá 140 g/tuần
đối với nam và 80 g/tuần đối với nữ.
III/
Thay đổi chế độ ăn.
Bệnh nhân THA nên ăn nhiều rau, các
sản phẩm bơ sữa ít béo, có thể ăn được tất cả các loại ngũ cốc và protein nguồn
gốc thực vật, giảm chất béo bão hòa và cholesterol. Trái cây tươi cũng được
khuyến cáo, mặc dù nguy cơ với bệnh nhân thừa cân vì đôi khi trái cây có lượng
đường cao có thể làm tăng cân. Trường phái ăn kiêng Địa Trung Hải đặc biệt thu
hút sự quan tâm trong những năm gần đây. Một số nghiên cứu đã báo cáo về tác dụng
bảo vệ tim mạch của kiểu ăn kiêng Địa Trung Hải. Theo đó, bệnh nhân THA nên ăn
cá ít nhất 2 lần/tuần và ăn mỗi ngày 300-400g trái cây và rau. Sữa đậu nành có
thể làm giảm HA so với sữa bò đã lọc kem. Điều chỉnh chế độ ăn kiêng nên kèm
theo cả những TĐLS khác. Đối với bệnh nhân THA, so với chế độ ăn ngăn chặn tăng
huyết áp DASH đơn thuần (Dietary Approaches to Stop Hypertension), việc phối hợp
chế độ ăn DASH với tập thể dục và giảm
cân có hiệu quả tốt hơn trong giảm HA và giảm khối cơ thất trái. Đối với cà phê
thì các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa đủ bằng chứng để đưa ra khuyến cáo về việc
nên hay không nên uống cà phê.
IV/
Giảm cân.
THA có liên quan mật thiết với khối
lượng thừa của cơ thể và đi cùng với giảm cân là giảm HA. Trong 1 phân tích tổng
hợp, tương ứng với giảm 5,1kg là giảm HATT và HATTr lần lượt 4,4 và 3,6 mmHg.
Giảm cân được khuyến cáo cho những trường hợp thừa cân và THA béo phì để kiểm
soát các yếu tố nguy cơ, nhưng ổn định cân nặng có thể là mục tiêu hợp lí hơn với
nhiều bệnh nhân. Đối với bệnh nhân có biểu hiện tim mạch rõ ràng, các nghiên cứu
chỉ ra rằng tiên lượng bệnh nhân sẽ xấu hơn nếu giảm. Điều này có vẻ phù hợp
hơn với những người lớn tuổi. Khuyến cáo duy trì cân nặng khỏe mạnh ( BMI khoảng
25kg/m2) và vòng eo ( <102cm đối với nam và < 88cm đối với nữ)
với người chưa THA để dự phòng THA và những bệnh nhân THA để giảm HA. Đó là điều
đáng lưu ý, tuy nhiên chỉ số BMI tốt nhất vẫn chưa rõ ràng, dựa vào 2 phân tích
tổng hợp kết quả của những nghiên cứu trên số đông dân chúng, TPSC kết luận rằng
tỉ lệ tử vong thấp nhất khi BMI khoảng 22,5-25kg/m2, trong khi đó 1
phân tích khác kết luận tỉ lệ tử vong thấp nhất ở những đối tượng thừa cân. Giảm
cân còn cải thiện tính hiệu quả của các thuốc hạ HA cũng như nguy cơ tim mạch.
Muốn giảm cân cần sử dụng cách tiếp cận đa dạng và nghiêm túc bao gồm chế độ ăn
kiêng và tập thể dục đều đặn. Chương trình giảm cân nếu không đủ thành công và
tác động đến HA có thể vì được đánh giá quá cao. Hơn nữa, kết quả trong thời
gian ngắn thường không được duy trì sau đó. Tổng kết hệ thống trên bệnh nhân
ĐTĐ, khối lượng giảm sau 1-5 năm là 1,7kg. Đối với người tiền ĐTĐ, kết hợp ăn
kiêng và hoạt động thể lực làm giảm 2,8kg thừa trong năm đầu và 2,6kg trong năm
thứ 2, có thể không quá ấn tượng nhưng điều này đem lại sự bảo vệ và làm giảm tỉ
lệ mắc ĐTĐ. Đối với bệnh nhân ĐTĐ type 2, việc chủ động giảm cân cũng không giảm
tai biến tim mạch (theo AHEAD), thế nên kiểm soát yếu tố nguy cơ có vai trò
quan trọng hơn việc giảm cân. Có thể hỗ trợ việc giảm cân bằng các thuốc chống
béo phì như: orlistat, hoặc hơn nữa là phẫu thuật lấy mỡ, điều này có thể làm
giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân béo phì nặng. Kết quả trên phù hợp với các
tài liệu trước đó của ESH và EASO.
V/ Tập thể dục đều đặn.
Nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra tập thể
dục đều đặn có lợi cho cả dự phòng và điều trị THA cũng như giảm nguy cơ tim mạch
và tỉ lệ tử vong. 1 phân tích tổng hợp những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng
cho thấy bài tập sức bền làm giảm HATT và HATTr khi nghỉ ngơi xuống trung bình
3/2,4mmHg và khoảng 6,9/4,9mmHg đối với người THA. Thậm chí các hoạt động thể lực
cường độ thấp và thời gian ngắn làm giảm 20% tỉ lệ tử vong trong 1 nghiên cứu thuần
tập. Bệnh nhân THA được khuyên nên tham gia bài tập vận động ở mức độ vừa (đi bộ,
chạy chậm, đi xe đạp hoặc bơi) ít nhất 30phút/ngày, từ 5-7 ngày/tuần.
Tác
động đến HA sẽ khác nhau với các loại hình thể dục khác nhau, bài tập tăng khối
lượng cơ (khối cơ phát triển mà người tập không phải di chuyển) và bài tập tăng
sức bền (tăng sức bền liên quan với việc di chuyển) được xem xét gần đây. Bài tập
tăng sức bền có ý nghĩa với việc giảm HA cũng như cải thiện các thông số chuyển
hóa khác trong cơ thể, khuyến cáo nên tập 2-3 ngày/tuần các bài tập sức bền này.
Bài tập tăng khối lượng cơ không được khuyến cáo để giảm huyết áp vì có rất ít
dữ liệu từ các nghiên cứu cho phép.
VI/
Ngừng hút thuốc.
Hút thuốc là nguy cơ chính cho bệnh
xơ vữa động mạch. Mặc dù tỉ lệ hút thuốc ở châu Âu đã giảm ở phần lớn các nước
(khi các lệnh cấm hút thuốc có tác dụng), nhưng nó vẫn còn phổ biến ở một số
khu vực và nhóm tuổi,và việc bỏ thuốc là không hoàn toàn tương ứng với trình độ
giáo dục. Có nhiều bằng chứng cho việc sức khỏe suy giảm do việc hút thuốc lá
thụ động. Hút thuốc tạo ra 1 cơn tăng cấp HA và nhịp tim, điều này kéo dài đến
sau khi hút xong điếu thuốc khoảng 15 phút, đó là kết quả của việc tác động vào
trung tâm hệ thần kinh giao cảm và tận cũng thần kinh. Có sự thay đổi đồng thời
giữa catecholamine huyết thương và HA, cộng với sự bất thường của phản xạ cảm
nhận áp suất, đều được mô tả liên quan tới
hút thuốc. Những nghiên cứu dùng máy đo HA lưu động (ABPM) chỉ ra rằng cả người
bình thường hút thuốc và người THA hút thuốc đều có HA cao hơn người không hút
thuốc. Chưa có tác động mạn tính nào của hút thuốc tới HA được báo cáo, tác động
được xem là mạn tính nếu nó không mất đi khi bệnh nhân bỏ thuốc. Bên cạnh tác động
tới HA, hút thuốc còn là yếu tố nguy cơ tim mạch rất lớn và việc bỏ thuốc là biện
pháp có nhiều ảnh hưởng đến việc dự phòng bệnh tim mạch như NMCT, đột quỵ và bệnh
mạch máu ngoại biên. Vì vậy, tình trạng sử dụng thuốc lá của bệnh nhân phải được
ghi nhận cụ thể và người THA có hút thuốc là nên được hướng dẫn để bỏ thuốc.
Mặc dù bệnh nhân đã được giải thích
rõ về nguy cơ nhưng chương trình bỏ thuốc lá chỉ thành công ở mức 20-30% (
trong 1 năm). Nếu cần thiết, điều trị để dừng hút thuốc có thể được cân nhắc,
như là liệu pháp thay thế nicotin bằng bupropion hoặc varenicline. Phân tích 36
cuộc thử nghiệm so sánh tỉ lệ thành công của bupropion so với phương pháp trước
đó thì tỉ lệ tăng 1,69 ( 1,53-1,85) lần, trong khi chưa có đủ bằng chứng cho bất
kỳ tác dụng phụ nào của việc thay thế bupropion cho nicotine. Liệu pháp
receptor nicotine đồng vận 1 phần varenicline cho lợi ích vừa phải so với liệu
pháp bupropion, nhưng FDA cũng đưa ra cảnh báo về tác dụng không mong muốn của
varenicline. Mặc dù các thuốc trên đã cho thấy tác dụng trên kiểm nghiệm lâm
sàng nhưng chúng vẫn chưa được tận dụng vì tác dụng bất lợi, chống chỉ định, sự
chấp thuận thấp và giá cao. Ngăn cản tái nghiện là nền tảng chống lại cơn nghiện
nicotine nhưng hiện có rất ít nghiên cứu về vấn đề này và các bằng chứng tồn tại
vẫn làm chúng ta thất vọng. Có những bằng chứng chưa đầy đủ về việc hỗ trợ bằng
cách can thiệp thay đổi hành vi, một số kết quả có lợi có thể được mong đợi từ
việc tập trung vào xác định và giải quyết sự cám dỗ, cũng như là chiến lược điều
chỉnh bệnh nhân để thay đổi thái độ như các buổi nói chuyện tích cực. Điều trị
kéo dài bằng varenicline có thể ngăn cản tái nghiện nhưng còn với liệu pháp
thay thế nicotine thì chưa có nghiên cứu phù hợp.
Hoàng Nam
Văn Tuyến dịch và biên soạn
Bệnh huyết áp cao muốn khỏi phải áp dụng khẩu phần ăn uống hợp lý mới mang lại hiệu quả cao
ReplyDeletechỉ số huyết áp thấp không ngờ tới sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn và những người xung quanh. Vậy tại sao lại bị huyết áp thấp? Lý do quá nhiều, do đồ ăn mỗi ngày thiếu chất, do thiếu đường, do thiếu máu không ngờ tới,... Tìm hiểu thêm tại https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/11/huyet-ap-thap-bat-ngo-can-phai-lam-gi.html
ReplyDeleteHiv disease for the last 3 years and had pain hard to eat and cough are nightmares,especially the first year At this stage, the immune system is severely weakened, and the risk of contracting opportunistic infections is much greater. However, not everyone with HIV will go on to develop AIDS. The earlier you receive treatment, the better your outcome will be.I started taking ARV to avoid early death but I had faith in God that i would be healed someday.As a Hiv patent we are advise to be taking antiretroviral treatments to reduce our chance of transmitting the virus to others , few weeks ago i came on search on the internet if i could get any information on Hiv treatment with herbal medicine, on my search i saw a testimony of someone who has been healed from Hiv her name was Achima Abelard and other Herpes Virus patent Tasha Moore also giving testimony about this same man,Called Dr Itua Herbal Center.I was moved by the testimony and i contacted him by his Email.drituaherbalcenter@gmail.com We chatted and he send me a bottle of herbal medicine I drank it as he instructed me to.After drinking it he ask me to go for a test that how i ended my suffering life of Hiv patent,I'm cured and free of Arv Pills.I'm forever grateful to him Drituaherbalcenter.Here his contact Number +2348149277967...He assure me he can cure the following disease..Hiv,Cancer,Herpes Virus,Hpv,Pile,Weak Erection,Lyme Disease,Epilepsy, ,Bladder Cancer,Colorectal Cancer,Breast Cancer,Kidney Cancer,Leukemia,Lung Cancer,Non Hodgkin Lymphoma,Skin Cancer,Lupus,Uterine Cancer,Prostate Cancer, fibromyalgia ,ALS,Hepatitis,Copd,Parkinson disease.Genetic disease,Fibrodysplasia disease,Fibrodysplasia Ossificans Progressiva,Fluoroquinolone Toxicity Syndrome,Stroke,Hpv,Weak Erection,Liver/Kidney Inflammatory,Men/Woman infertility, bowel disease ,Huntington's disease ,Diabetes,Fibroid...
ReplyDelete